Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết dengue
HF: Căn bệnh sốt xuất huyết dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và thường gặp ở con người do virus Dengue gây ra. Nó có thể gây bùng phát thành các ổ dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi(môi trường, thời tiết, nơi sinh sản...). Vector truyền bệnh sốt xuất huyết là loài muỗi vằn (Aedes aegypti)
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết như thế nào
Triệu chứng sốt xuất huyết khởi phát một cách đột ngột và chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn sốt:

Người bị nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu của sốt xuất huyết như: bệnh nhân sốt cao từ 39°C-40 °C trong khoảng thời gian từ 2 - 7 ngày, nhức mỏi đau các cơ và khớp, chán ăn, buồn nôn, xuất hiện các vết mẩn ở da, viêm kết mạc. Sau đó có hiện tượng xuất huyết ở da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu phân đen, đau bụng, giảm bạch cầu, nôn ói. Ở giai đoạn này bệnh khó phát hiện, hay bị nhầm lẫn với các bệnh cúm hay sốt virus khác.
Giai đoạn nguy hiểm:
Ở giai đoạn này bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng với các dấu hiệu sốt xuất huyết như nôn ói liên tục, đau bụng, bứt rứt, suy kiệt, chân tay lả, xuất huyết ở da, nướu, phù, nhức hai hố mắt, xuất huyết dưới da, xuất hiện chấm ở dưới da, phát ban. Ở một vào bệnh nhân có bị thoát huyết tương nhiều dẫn đến sốc, ứ dịch, suy hô hấp thường vào ngày thứ 3-> thứ 7 sau khi bắt đầu sốt.
Ở trẻ em thường không có biểu hiện của sốt xuất huyết là sốt nhưng có triệu chứng như chi giác lừ đừ, bỏ bú, đau bụng, nôn ói liên tục, chỉ uống nước.
Nếu người nhiễm bệnh bị chảy máu nội tạng một cách ồ ạt thì sẽ nhanh chóng bị tụt huyết áp, mất máu, nếu xuất huyết ở những nơi quan trọng như não hay tim thì bệnh nhân sẽ bị sốc, hôn mê rất nhanh. Bên cạnh đó người bị nặng có thể sốc trụy tim mạch. Ở giai đoạn này bệnh nhân không bị chảy máu bên ngoài nên rất khó phát hiện nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.
Giai đoạn phục hồi:
Đây là giai đoạn phục hồi khi người bệnh hết sốt. Tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt dần lên, xuất hiện cảm giác thèm ăn, huyết động ổn, đi tiểu nhiều, bệnh nhân có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Trong giai đoạn này cần cẩm trọng vì nếu chuyển dịch không kiểm soát hoặc chuyển dịch quá mức gây phù phổi, suy tim.
Nguyên nhân sốt xuất huyết phát bệnh?

Sốt xuất huyết do một chủng virus có tên là Dengue gây ra trên cơ thể người và lây lan qua các vết muỗi cắn(muỗi vằn). Cho tới ngày hôm nay các nhà khoa học đã tìm ra 4 loại virus gây sốt xuất huyết đó là: Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Loài muỗi mang virus lây truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti và một loài muỗi khác mang vector lây bệnh là Aedes albopictus. Các loài muỗi này lây truyền bệnh sốt xuất huyết qua các vết đốt của chúng và đưa virus Dengue( gây bệnh sốt xuất huyết) vào máu của cơ thể người.
Muỗi vằn hoạt động mạnh nhất thường vào lúc sáng sớm và chiều tối. Những con muỗi cái mang các virus lây lan bệnh cho con người bởi vì chúng cần máu để sinh sôi ( muỗi đực hút nhựa cây).
Loài muỗi vằn ở đâu và sinh sôi trong điều kiện như thế nào?
Loài muỗi này thường xuất hiện nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Chúng xuất hiện theo mùa và cụ thể ở mùa mưa. Muỗi vằn thích những nơi có điều kiện vệ sinh thấp, ẩm ướt, ít ánh sáng, tránh được nắng, gió và các loài ăn côn trùng... như dưới các mặt bàn, quần áo treo, góc tường nhà, đặc biệt những nơi ẩm thấp có nhiệt độ mát mẻ... đây là những điều kiện thuận lợi để chúng sống sót lâu dài
Muỗi vằn sinh sôi rất mạnh vào mùa mưa. Chúng chọn những chỗ có nước tù đọng để đẻ trứng nhưng chum, vại, bể nước mưa hay các chai, lọ có nước đọng bên trong... Chúng tránh đẻ trứng ở dưới ao vì các loài cá sẽ ăn mất ấu trùng của chúng. Trong suốt một chu kỳ sống ( kéo dài khoảng từ 2->4 tuần) muỗi cái có thể đẻ tới 5 lần, mỗi lần trung bình khoảng 7->10 trứng. Trứng của chúng sống được vài tháng trong điều kiện khô hạn, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nở thành các ấu trùng (bọ gậy) phát triển nhanh chóng thành muỗi.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần phải giảm sự sinh sôi của muỗi vằn. Do đó chúng ta cần tạo một điều kiện vệ sinh tốt, tránh để các vùng nước tù đọng.
Các bể, vại, chum nước cần có nắp đậy hoặc có thể thả một vài con cá vào đó. Thực hiện phương châm “ nhà thông hè thoáng”, phát quang các bụi rậm, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Phun thuốc muỗi quanh nhà và cộng đồng. Giặt màn bằng hóa chất để đuổi muỗi, nằm ngủ trong màn...Khi ở trong vùng có xuất hiện nhiều muỗi ta nên mặc quần áo dài hoặc thoa kem để chống muỗi cắn.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Cho đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra loại vaccine đặc trị nào. Người nhiễm bệnh thường có thể khỏi trong khoảng 2 tuần, bổ sung nhiều nước và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nếu bệnh trở nặng ta cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời, giảm thiểu nguy cơ tử vong do virus Dengue gây ra.
Ngoài ra có thể bổ sung các loại thực phẩm nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại căn bệnh này.

Vậy khi mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì để có thể đảm bảo được các yếu tố này. Các bác sĩ và chuyên gia trên thế giới đưa ra lời khuyên rằng. Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu protein và các loại rau củ làm nước ép như: lá đu đủ, súp lơ xanh, cam, chanh, cà rốt, nước cốt dừa…
Cùng với đó nên kiêng những loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống ngọt nhiều đường.
Sau khi nhiễm bệnh và khỏi bệnh, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại tuýp virus đó. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết trở lại vì họ chỉ mới có 1/4 kháng thể để chống lại 4 tuýp virus
Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ có 1,5 triệu người tử vong do muỗi gây ra( số liệu năm 2015), sốt xuất huyết là một trong số đó, gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
Sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao lên tới 20%. Theo ước tính, 40% dân số trên thế giới nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Đã có hơn 390 triệu ca mắc, 500.000 ca trở nặng, 2800 ca tử vong trên toàn thế giới.
Người dễ bị nhiễm bệnh này là người sống ở các vùng nhiệt đới ẩm. Phụ nữ, trẻ em và những người có làn da trắng.
Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở người lớn cao hơn trẻ em
Ở Việt Nam, dịch bệnh sốt xuất huyết diễn ra mọi năm. Ở miền Bắc thời gian từ tháng 4-> tháng 10, miền Nam từ tháng 6-> tháng 12 hằng năm. Đây là khoảng thời gian mưa nhiều cộng thêm sự ấm nóng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bùng phát.
Năm vừa qua, Việt Nam chúng ta ghi nhận trong 10 tháng đầu năm có hơn 200.000 ca nhiễm bệnh, 50 người tử vong, tăng 5 lần so với năm 2018.
Bệnh sốt xuất huyết ngày càng diễn ra phức tạp vì sự nóng lên của trái đất cùng mức đô thị hóa chóng mặt. Nhiệt độ của trái đất tăng khiến mùa đông có thời tiết ấm áp, không gây ức chế hoạt động của loài muỗi vằn khiến chúng ta càng khó khiển soát dịch bệnh.
Nguồn tham khảo:
Dengue fever. http://www.niaid.nih.gov/topics/DengueFever/Understanding/Pages/overview.aspx
Dengue fever. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/basics/definition/con-20032868
Dengue Fever Home Remedies. http://www.emedicinehealth.com/dengue_fever/page7_em.htm#dengue_fever_home_remedies
Dengue Virus: https://en.wikipedia.org/wiki/Dengue_virus

Tên tôi là Khánh. là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí tôi bắt đầu đến làm việc tại House - Family . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.